Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các biện pháp khắc phục

thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các biện pháp khắc phục 

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đang rất nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân hiện nay. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều hậu quả không chỉ trực tiếp làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến giống nòi, con cháu thế hệ sau. Để hiểu hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các biện pháp khắc phục, mời bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Hiện nay, ở nước ta tình trạng quy hoạch các khu đô thị vẫn chưa được  gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,… Trong đó, tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp. HCM, các khu công nghiệp, khu đô thị,… tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. 

thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đang rất được quan tâm

Cụ thể, theo ước tính trên tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có hơn 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 

Đối với các đô thị, chất thải rắn được thu gom chỉ rơi vào tỉ lệ khoảng 60% – 70% và cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết rác thải sinh hoạt cũng  như chất thải dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,… chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.

  • Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Có thể hiểu ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường trong tự nhiên bị bẩn làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên để lại hậu quả gây nguy hiểm tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. 

Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường?

Ý thức của người dân

Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Do những suy của nhiều người rằng những việc mình làm chỉ là việc quá nhỏ bé, không đủ để tác động làm hại môi trường. 

Cũng có người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền… Hay một số khác cho rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng “đâu vào đâu”, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì đến nhiều nên cũng mặc kệ. 

Nhưng, chính những suy nghĩ ấu trĩ ấy đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như chính sách bảo vệ môi trường của các thế hệ mai sau.

ô nhiễm môi trường nước

Ao, hồ, sông suối trở thành nơi chứa rác sinh hoạt

Đúng như vậy, người lớn không làm gương, trẻ em bị ảnh hưởng tác động của người lớn. Theo nhiều khảo sát thực tế tại nơi công cộng như trường học, nhiều cảnh tượng phụ huy đưa con trẻ đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và ngay sau đó thay vì bỏ rác vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Trong khi đó, hầu hết tại các cổng trường đều có bảng với khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng ý thức của các phụ huynh vẫn thản nhiên vứt bừa bãi nơi công cộng. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ, đối với những bà con ở vùng gần sông hồ, rác sinh hoạt cũng không để đúng nơi quy định mà vứt trực tiếp ra sông, hồ,… như một thói quen.

 Do đó, những việc như vậy rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ mai sau.

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ

Nguyên nhân tiếp theo gây ra tác động rất lớn đến môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Mục tiêu lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu mà không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình hoạt động, khai thác và gây tác động rất lớn đến ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, hơn 60% các khu công nghiệp ở nước ta chưa có hệ thống xử lý rác thải tập trung, một số khu công nghiệp khác có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn chưa đáp ứng được. Do đó nước thải công nghiệp bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.

Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm được thải ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên

Những nguyên nhân trên cũng do chính sự thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước,  nhiều cán bộ tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, khí thải do xe cộ lưu thông ở nước ta ngày càng nhiều cũng đã gây tác động không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Do những tác động tự nhiên:

Những nguyên nhân tự nhiên gây ô nhiễm có thể là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông bị dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên,… gây tác động đến môi trường.

Nói đi thì cũng phải nói lại, tự nhiên vốn có sự cân bằng, nếu môi trường bị ô nhiễm do tác động của các yếu tố tự nhiên sẽ được quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn. Vì vậy, những tác động này không gây đáng kể đến môi trường. 

  • Hậu quả của ô nhiễm môi trường

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người về hệ sinh thái. Cụ thể, ô nhiễm môi trường dẫn đến những hậu quả sau:

Hậu quả xấu đến sức khỏe con người

  • Có tác động tiêu cực đến phổi

Khói bụi gây ô nhiễm không khí, việc hít vào những nguồn không khí ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến phổi dễ bị hư hỏng. Đồng thời, đối với những người bị bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản khi hít vào không khí ô nhiễm này khiến bệnh tình nặng hơn.

Theo một số nghiên cứu,  trẻ em chiếm tỷ lệ cao bị mắc bệnh hen suyễn khi sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao.

  • Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, ung thư phát sinh có đến 75- 80% nguyên nhân là có liên quan đến môi trường.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ô nhiễm môi trường đất, khi thực phẩm rau củ được trồng trên vùng đất bị ô nhiễm sẽ chứa trong đó 1 phần độc tố hóa học và khi con người ăn phải những thực phẩm đó, lượng độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể và tạo thành những khối ung thư. 

Ô nhiễm là nguyên nhân của các bệnh ung thư

  • Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến tim mạch

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến đau tim, đột tử,… Theo một nguyên cứu tại Anh cho biết: “Khi các hạt carbon nhỏ xâm nhập vào phổi, chúng gây ra phản ứng viêm và phóng hóa chất vào máu, thu hẹp động mạch, gây ra các cục máu đông, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim”.

Ô nhiễm môi trường gây hậu quả lớn đối với hệ sinh thái

Tình trạng ô nhiễm môi trường không những chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe con người mà còn gây tác động rất lớn đến hệ sinh thái.

  • Môi trường đất

Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, môi trường mà tất cả chúng ta cũng như các hệ sinh vật đang sinh sống. Khi tài nguyên đất bị ô nhiễm sẽ làm đất đai cằn cỗi, cây cối không thể phát triển được gây ảnh hưởng đến rất nhiều các loài sinh vật. Những vấn đề này dẫn đến các hệ lụy khác rất nguy hiểm. 

  • Thứ nhất, nguồn đất bị ô nhiễm trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Vì thực vật trồng khi trên đất này cũng sẽ bị nhiễm bệnh, Khi chúng ta ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
  • Thứ hai, môi trường đất bị ô nhiễm cũng sẽ ngấm vào nước gây  ô nhiễm nguồn nước ngầm và dẫn đến tình trạng thiếu nước dùng cho sinh hoạt hoặc phải dùng các nguồn nước bẩn.
  •  Thứ ba, môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loài sinh, động, thực vật.
  • Môi trường không khí

Bên cạnh đó, môi trường không khí bị ô nhiễm cũng sẽ để lại rất nhiều hệ lụy như:

  • Thứ nhất, gây ra mưa axit làm giảm độ pH của đất do những chất  lưu huỳnh dioxit và các oxit của nitơ.
  • Thứ hai, Ô nhiễm không khí tạo nên hiện tượng hiện tượng khói bụi che chắn làm giảm ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của thực vật… Cụ thể máy ngày gần đây tại thủ đô Hà Nội đang bị che phủ trong khói bụi dày đặc.
  • Thứ ba, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân làm thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, phá hủy các khu sinh thái sẵn.
  • Môi trường nước

Có thể nói, ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất tại nước ta hiện nay đang hủy diệt các sinh vật sống trong nước. Cụ thể: Ô nhiễm nguồn nước do Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh) xả trực tiếp ra biển khiến hiện tượng cá chết hàng loạt từ vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) kéo dài tới vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế vào khoảng đầu tháng 4 năm 2016.

ô nhiễm nguồn nước

Cá chết hàng loạt từ vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) năm 2016

Nói chung, ô nhiễm nguồn nước gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe con người. Ví dụ  như: Ô nhiễm và cạn kiệt mạch nước ngầm sẽ gây lên tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt trong tương lai.

  • Các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường

Với tình trạng ô nhiễm môi trường như ngày nay, có một số biện pháp nhanh chóng để cải thiện đồng thời bảo vệ môi trường cần được thực hiện như: 

  • Thứ nhất, người dân cần được giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi nhằm tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, người dân nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì nếu  lạm dụng sử dụng bạn sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới làm nhiễm độc nguồn nước. Do đó, nên áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

  • Thứ hai, chính quyền nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, và xử lý mạnh tay đối với những trường hợp gây ô nhiễm môi trường nhằm răn đe các đối tượng khác không vi phạm.

Bên cạnh đó, các nhà máy, các khu công nghiệp cần phải xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế trước khi thải ra môi trường. Tổ chức bộ phận giám sát chặt chẽ về việc xử lý chất thải nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp

Hãy chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

  • Thứ ba, tại các địa điểm công cộng tập trung đông người như khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên đầu tư, bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.
  • Thứ tư, cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Đồng thời thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường.

Tóm lại, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người đều góp sức, chung tay bảo vệ môi trường. Vì bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ mai sau, hãy cùng chung tay, góp sức để gìn giữ một môi trường xanh – sạch – đẹp nhé.

Nguồn: https://thongcongtienvu.com/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0812176699